image banner












Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THÁNG 12( lẦN 1) TỔ KHTN
Lượt xem: 117
TỔ KHTN THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ 2 NĂM HỌC 2019-2020
 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ:
“ DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP, LUYỆN TẬP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH  ”
I. Đặt vấn đề 
Giáo dục phổ thông nư¬ớc ta đang thực hiện bư¬ớc chuyển từ chư¬ơng trình giáo dục tiếp cận nội dung  sang tiếp cận năng lực ngư¬ời học, từ chỗ quan tâm đến việc HS học   đ¬ược cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng đư¬ợc cái gì qua việc học. Để đảm bảo đư¬ợc điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối ‘truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú, phát triển phẩm chất, năng lực cho ngư¬ời học; đồng thời phải coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất l¬ượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chư¬ơng trình SGK, với sự cần thiết phải đổi mới đồng bộ phư¬ơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hư¬ớng phát triển năng lực ngư¬ời học.Tổ KHTN đã có kế hoạch cụ thể cho chuyên đề từng tháng để tiếp cận việc dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hư¬ớng phát triển năng lực HS
     Theo kế hoạch của tổ KHTN, nhóm toán  lên chuyên đề trong tháng 12 là“Dạy các tiết ôn tập, luyện tập theo hướng phát triển năng lục học sinh“ Sau đây là những suy nghĩ và việc làm của nhóm Toán  trong việc thực chuyên đề trên rất mong nhận đư¬ợc sự đóng góp ý kiến của tất cả   các đồng chí để mỗi giáo viên tổ làm tốt hơn nhiệm vụ của mình.
II. Nội dung
1. Thực trạng vấn đề:
Trong những năm qua ,cùng với sự phát triển chung của giáo dục phổ thông hoạt động đổi mới phư¬ơng pháp dạy học, đã đư¬ợc quan tâm và thu đư¬ợc những kết quả trên các mặt:
- Đông đảo GV có nhận thức đúng đắn về đổi mới phư¬ơng pháp dạy học, nhiều GV đã vận dụng đư¬ợc các phư¬ơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá tích cực trong dạy học, kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin  truyền thông trong hoạt động tổ chức dạy học đư¬ợc nâng cao,vận dụng đ¬ược qui trình kiểm tra đánh giá mới. Bên cạnh những kết quả bư¬ớc đầu đã đạt đư¬ợc việc đổi mới phư¬ơng pháp ở trư¬ờng THCS vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục là:
Hoạt động đổi mới phư¬ơng pháp dạy học ở trư¬ờng THCS  chư¬a mang lại hiệu quả cao.Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phư¬ơng pháp dạy học chủ đạo của nhiều GV. Số GV thư¬ờng xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như¬ sử dụng các phư¬ơng pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS còn chư¬a nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Việc rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các tình huống cho HS thông qua vận dụng tri thức tổng hợp chư¬a thực sự đư¬ợc quan tâm, việc ứng dụng công nghệ thông tin Truyền thông, sử dụng các ph¬ương tiện dạy học ch¬ưa đ¬ược thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong các tr¬ường THCS.
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là nhiều HS  còn thụ động trong việc học tập; khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tế cuộc sống còn hạn chế.
2. Giải quyết vấn đề:
Không có một phư¬ơng pháp dạy học toàn năng phù hợp với  mọi mục tiêu và nội dung dạy học .Mỗi phư¬ơng pháp và hình thức dạy học có những ¬ưu nh¬ược điểm riêng.Vì vậy việc việc phối hợp đa dạng các ph¬ương pháp và hinh thức tổ chức dạy học là ph¬ương h¬ướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất l¬ượng dạy học
Việc đổi mới phư¬ơng pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực HS không chỉ chú ý tích cực hoá hoạt động trí tuệ của HS mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với tình huống cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.Tăng cư¬ờng việc học tập trong nhóm , đối mới quan hệ GV và HS theo  hư¬ớng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội cho HS .
Những định hư¬ớng chung,tổng quát về đổi mới phư¬ơng pháp dạy học thuộc chư¬ơng trình  định h¬ướng phát triển năng lực là:
-   Phải phát huy tính tích cực tự giác,chủ động của ng¬ời học, hình thành và phát triển năng lực tự học(như¬ sử dụng SGK, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...) trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư¬ duy.
-   Khi sử dụng bất kì một phư¬ơng pháp nào cũng phải đảm bảo nguyên tắc“HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức hư¬ớng dẫn của GV“
-  Việc sử dụng PPDH gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học .Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối t¬ượng và ĐK cụ thể mà có hình thức tổ chức thích hợp như¬ học cá nhân, học nhóm...
 Sau khi  nghiên cứu thực trạng và thảo luận các vấn đề về định h¬ướng đổi mới phư¬ơng pháp dạy học theo định hư¬ớng phát triển năng lực HS nhóm Toán chúng tôi đã lựa chọn  bài dạy thử nghiệm là bài:  ôn tập học kì Toán                        
  Nhóm chuyên môn đi sâu vào nghiờn cứu bài dạy thống nhất dạng bài, mục tiêu, 
ph¬ương tiện,phư¬ơng pháp; nội dung kiến thức và cách thức tổ chức  tiết học như sau:

 1/ Xác định dạng bài: Dạng bài: ôn tập
 2/ Xác định mục tiêu, ph¬ương tiện, ph¬ương pháp, nội dung, hình thức tổ chức dạy học
A. Mục tiêu bài học:
Về kiến thức: - HS đư¬ợc ôn tập củng cố các kiến thức đã học về hàm số bậc nhất, tính chất của hàm số bậc nhất, đường thẳng cắt nhau, song song,trùng nhau, hệ số góc của đường thẳng...
- Về kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng, vẽ đồ thị, tính toán, chứng minh, trình bày lời giải.
- Về tư¬ duy: Rèn t¬ư duy phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát, tư¬ duy logic.
- Về năng lực: Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, quản lí ngôn ngữ và sáng tạo .Trong đó chú trọng năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác,sáng tạo
B. Phư¬ơng tiện dạy học
- GV: Ti vi, thư¬ớc thẳng, compa, phấn màu.
- HS: Thư¬ớc thẳng, compa, SGK, SBT, bảng nhóm
C. Phư¬ơng pháp và nội dung
Trong phạm vi bài học này Gv đã phối hợp và vận dung các phư¬ơng pháp dạy học tích cực vào đổi mới dạy học theo hư¬¬ớng phát triển năng lực HS trong tiết dạy bài mới như¬  PP nêu và giải quyết vấn đề, PP dạy học nhóm, PP luyện tập, thực hành, PP đàm thoại...
* PP dạy học của GV đư¬ợc thể hiện theo  bốn đặc tr¬ưng cơ bản của PP dạy học mới. Đó là:
 + Với đặc trư¬ng thứ nhất : Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập,từ đó giúp HS tự khám phá những điều ch¬ưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đư¬ợc sắp đặt sẵn
+  Đặc trư¬ng thứ 2 : Chú trọng rèn luyện cho HS  những tri thức phư¬ơng pháp để họ biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới.Rèn luyện cho HS các thao tác tư¬ duy phân tích, tổng hợp , đặc biệt hoá, khái quát hoá, quy lạ thành quen...để dần hình thành tư¬ duy sáng tạo cho HS :
+ Đặc tr¬ưng thứ 3 :  Tăng cư¬ờng phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo        ph¬ương châm“tạo ĐK cho HS  nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn“ .Lớp học trở thành môi trư¬ờng giao tiếp thầy –trò và trò-trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân ,của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. HS đ¬ược tham gia các b¬ước bàn luận, nêu chính kiến và thống nhất, kết luận. Qua đó HS đ¬ược phát triển năng lực thể hiện chính kiến , phát triển ngôn ngữ, giao tiếp 
và năng lực  quản lí.
+ Đặc trư¬ng thứ 4 :  Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi  bài tập đ¬ược phân loại theo định h¬ướng năng lực gồm các loại bài tập : bài tập dạng trắc nghiệm, B T vận dụng, BT giải quyết vấn đề, BT gắn với bối cảnh,với các đặc điểm của BT có yêu cầu mức độ khác nhau, BT kết nối với kinh nghiệm sống, BT có những con đư¬ờng và giải pháp khác nhau. Làm như¬ vậy  HS đư¬ợc phát triển năng lực tự học, sáng tạo, năng lực khảng định bản thân.
Trong bài GV đã đ¬ưa ra bài tập có kết nối với kinh nghiệm sống của HS Qua đó hình thành năng lực thích ứng với hoàn cảnh cho HS. Các nội dung này được thể hiện ở từng  hoạt động như¬ sau:
Hoạt động 1: ôn tập lý thuyết.
+B1:Xác định rõ  cần đánh giá KT- KN gì từ HS ( thể hiện ở mục tiêu vừa nêu)
+B2: GV đã lựa chọn các hình thức  đánh giá là phối hợp các hình thức đánh giá lớp học gồm : đánh giá thông qua HS  làm bài kiểm tra, thông quavấn đáp, HS tự đánh giá, thông qua quan sát lớp học.
+B3:  GV Thu thập thông tin từ kết quả làm  bài  và chuẩn bị bài  về nhà của HS, từ việc quan sát thái độ,tinh thần XD bài, từ kết quả  trả lời các câu hỏi vấn đáp, kết quả tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS.
+B4: Sau khi thu thập thông tin GV đánh giá và quyết định những điều cần thay đổi và thực hiện.
+B5: Giải thích cho HS biết các em  đã học đư¬ợc gì và sử dụng chúng nh¬ư thế nào.
-  Ở các bư¬ớc này GV đã  thực hiện rất tốt thể hiện ở chỗ sau khi thu thông tin bằng nhiều hình thức: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ôn tập ở nhà qua bản đồ tư¬ duy, qua thuyết trình nội dung kiến thức cơ bản từ bản đồ t¬ư duy, qua việc vận dụng kiến thức làm bài tập trắc nghiệm,  GV đã đánh giá và nhận xét cho các em biết các em đã nắm vững các kiến thức cơ bản của ch¬ương II . KT còn hổng, chư¬a chắc là do đâu GVđ¬ưa ra những yêu cầu  cần thay đổi và thực hiện tiếp theo cho HS (yêu cầu HS học lại và nắm cho vững)
   Như¬ vậy HS  đã đư¬ợc giúp đỡ ,định hư¬ớng để học tập tốt hơn. Cách đánh giá
 này của GV đã tập trung vào việc quan sát và cải thiện việc học giúp cho chất
 lượng  học tập của ng¬ười học tốt hơn.Thông qua cách phối hợp các hình thức đánh giá ở hoạt động một gồm đánh giá giữa GV và HS giữa HS và HS , HS đư-ợc củng cố nẵm vững chắc nội dung kiến thức cơ bản của ch¬ương II, kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau đ¬ược thực hiện tốt  qua đó phát triển năng lực tự học, hợp tác, năng lực đánh giá giữa ng¬ời học với nhau,năng lực vận dụng kiến thức  giải quyết tình huống thức tiễn cho HS cũng đ¬ợc nâng lên. GV thì so sánh đ-ược năng lực của HS đối với chuẩn kiến thức và kĩ năng của chư¬ơng II để từ đó cải thiện kip  thời hoạt đông dạy và hoạt động học ở các  ch¬ương sau.
* Đối với hoạt động 2: Ôn giải các dạng bài tập cơ bản của chư¬ơng
Ngoài đánh giá lớp học theo 5 b¬ước  trên GV đã phối hợp với PP đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết.
-Khi yêu cầu học sinh vẽ đồ thi 2 hàm số GV chỉ hư¬ớng dẫn để HS tự làm nhằm phát triển năng lực tự học cho HS 
Câu b) bài 2 giáo viên gọi học sinh lên bảng làm. Qua đó rèn năng  sử dụng ngôn ngữ cho học sinh đồng thời học sinh có cơ hội đánh giá lẫn nhau.
 Bài tập 3:  dựng kĩ thuật khăn trải bàn GV xác định đây là hoạt động nhằm phát triển nhiều năng lực cho HS gồm năng lực hợp tác, quản lí, phát triển ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề , phát triển t¬ư duy sáng tạo do đó GV dùng hình thức đánh giá lớp học thông qua vấn đáp và thảo luận nhóm .Thông qua kiểm tra cách trình bày, diễn đạt, các cách làm khác nhau của từng  nhóm, kết hợp với đánh giá của GV làm cho năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề của HS đư¬ợc phát triển, HS thấy rõ mình có đư¬ợc kĩ năng nào tốt, ch¬ưa tốt cần  khắc phục  và rút kinh nghiệm , đồng thời HS thấy rõ với việc thực hiện cùng một nhiệm vụ có thể có những cách giải quyết khác nhau như¬ng cần chọn cách giải quyết hợp lí nhất, hiệu quả nhất.
Ngoài ra với cách khai thác mở rộng bài toán ở cuối bài là cách cho HS tiếp cận đề thi theo h¬ướng mở giúp HS có cơ hôi thể hiện bản thân bộc lộ những suy nghĩ khác ngư¬ời khác , sáng tạo, tự tin(đó là những năng lực, phẩm chất đư¬ợc mong đợi của công dân toàn cầu). Nếu các hoạt động kiểm tra đánh giá như¬ trên th¬ường xuyên diễn ra ở các tiết học sẽ dần tạo cho HS  thói quen khi cần giải  quyết một vấn đề gì đó trong cuộc sống HS luôn có cái nhìn rộng, thoáng và bao quát hơn, chọn cách xử lí khéo léo và hiệu quả nhất và đó chính là  cách tiếp cận nhanh nhất tới mục tiêu giáo dục đã đề ra 
 - Trong bài GV còn đánh giá HS không chỉ đánh  giá kết quả  mà đã chú ý  đến cả quá trình học tập. GV Đánh giá thành tích  học tập của HS theo cả ch¬ương học GV đã chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp thông qua việc làm dạng bài tập  tổng hợp cuối ch-ương.

III/Kết luận
    Việc đổi mới PPDH theo định hư¬ớng phát triển năng lực của HS thực chất là:
Chuyển từ: “dạy - học” sang  “tổ chức dạy - học” . Thay đổi các thói quen truyền thống về: Không gian lớp học, hình thức tổ chức, cấu trúc nội dung theo bài, mục, đối tượng, mục tiêu sử dụng đồ dùng, TTBDH, phân vai, phân nhiệm vụ, Kỹ thuật tương tác HS – GV; HS – HS, HS – môi trường học tập, Phân bổ thời lượng….
    Ở tiết dạy thể nghiệm đã thể hiện đ¬ược một số điểm  đổi mới trên như¬ thay đổi các thói quen truyền thống về: Không gian lớp học, hình thức tổ chức dạy học. Khi Tổ chức các hoạt động học tập sử dụng các PPDH, kỹ thuật dạy học mới; phân nhiệm vụ “đúng người đúng việc”  HS ; điều chỉnh kịp thời tương tác GV – HS; HS – HS; phát huy môi trường học tập ở gia đình.
    Ngoài ra GV đã phânn loại dạng bài học. Mục tiêu bài học đã lựa chọn để bổ sung một số phẩm chất, năng lực vào bài.Thiết kế  giáo án theo các hoạt động học của HS.
  Tuy nhiên việc đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực HS còn mới với GV và chư¬a quen với HS. Do đó việc thực hiện của chúng tôi còn rất nhiều hạn chế về chuyên môn cũng  nh¬ tiết dạy thể nghiệm và báo cáo chuyên đề rất mong đư¬ợc sự đóng góp của toàn thể các đồng chí .
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí!
     Đồng chí Bùi Thị Phi Trình bày chuyên đề.
                                                 
Các đồng chí trong tổ thảo luận thống nhất phương pháp.

  
Hải Xuân, ngày 06  tháng 12 năm 2019.

                                                                            Bùi Thị Phi