CHUYÊN ĐỀ
VẬN DỤNG
CA DAO, TỤC NGỮ NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 TRƯỜNG THCS
A. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Ca dao, tục ngữ
rất gần gũi và gắn bó với con người Việt Nam. Ngay từ khi mới lọt lòng ca dao,
tục ngữ đã đến với tuổi ấu thơ qua lời ru của mẹ, lớn lên ca dao, tục ngữ là
người thầy răn dạy con người đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Ca dao, tục ngữ là
người từ ngữ được chọn lọc chính xác và được gọt giũa qua nhiều thời gian. Qua
truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc.
Chính vì lẽ đó
nên trong quá trình giảng dạy môn GDCD theo sách giáo khoa lớp 6. Tôi đã mạnh
dạn sử dụng vào trong tiết dạy, để làm gần gũi hơn ca dao, tục ngữ Việt Nam với
các em học sinh, học sinh nhanh chóng nhận biết được các khái niệm của bài và ý
nghĩa giáo dục của ca dao tục ngữ,thơ qua bài dạy. Bên cạnh đó học sinh sẽ tiếp
xúc bài học hứng thú hơn, giờ học sinh đông hơn.
Ca
dao, tục ngữ là di sản tinh thần quý báu, là kho tri thức về kinh nghiệm cuộc
sống và đạo lí làm người mà ông cha ta đã để lại. Những triết lí giáo dục sâu
sắc của nhân dân ta đã được khái quát và đúc kết qua ca dao, tục ngữ sẽ có tác
dụng làm cho các bài học Giáo dục công
dân trở nên gần gũi, thân thương như lời ru của mẹ, truyện kể của bà.
Chủ trương của ngành giáo dục nước ta đang
khuyến khích các trường và các giáo viên đưa ca dao, dân ca vào giảng dạy. Việc
làm này nhằm giữ gìn và bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể quý báu của
dân tộc. Sẽ có nhiều cách để vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc giảng dạy môn Giáo dục công dân như
sử dụng trong việc giảng kiến thức mới, trong ôn tập và củng cố tri thức, trong
kiểm tra đánh giá kiến thức…
Từ những vấn đề lý thuyết
nêu trên kết hợp với trải nghiệm trong quá trình giảng dạy trên lớp, và sự
khích lệ từ phía đồng nghiệp, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm: “Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm nâng cao hứng thú học môn
Giáo dục công dân lớp 6 trường THCS” với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề đưa ca
dao,tục ngữ vào giảng môn Giáo dục công dân ở trường THCS để học sinh có hứng thú học môn Giáo dục công dân.
B. THỰC TRẠNG
Môn Giáo dục Công dân là một trong những môn học có vai
trò, vị trí hết sức quan trọng trong nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay học sinh
chưa có hứng thú học môn này từ nhiều nguyên nhân:
- Học sinh cho đây
là môn học phụ.
- Phương pháp dạy
của giáo viên chưa thật phù hợp.
- GV sử dụng những
đồ dùng dạy học chưa phong phú và sáng tạo.
- Giáo viên vận
dụng ca dao, tục ngữ vào bài giảng còn hạn chế.
Để nâng cao hứng thú học môn này tôi đưa ra giải pháp là
vận dụng ca dao, tục ngữ vào bài giảng nhằm nâng cao hứng thú học môn Giáo dục
công dân của học sinh lớp 6 trường THCS Thành Long
C. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
I. Sử dụng ca dao, tục ngữ để
giới thiệu bài mới
Môn Giáo dục công
dân là một trong những môn học có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong nhà
trường. Hiện nay chất lượng dạy học môn này đang đặt ra nhiều vấn đề mang tính
cấp bách. Để cho tiết học sinh động và lôi cuốn hơn, giáo viên cần phải đa dạng
hóa phương pháp trong môn học này. Đa dạng hóa phương pháp thể hiện ở việc
chúng ta biết cách tổ chức những hoạt động học tập thích hợp và thu hút học
sinh tham gia.
Để giới thiệu
bài mới, giáo viên có thể đọc một câu ca dao hay tục ngữ để gây ấn tượng với học sinh lúc ban đầu.
Ví dụ: Trong bài “Siêng
năng, kiên trì”
Tôi đọc câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” sau
đó đặt câu hỏi:
Các em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
Với câu hỏi này thì một học sinh trung bình cũng có thể
trả lời được rằng câu tục ngữ khuyên mỗi chúng ta muốn có thành công không phải
tự nhiên mà có được, chúng ta phải có lòng kiên trì, ý chí quyết tâm và tính
siêng năng.
Sau khi
học sinh trả lời tôi nhận xét và giải thích thêm sau đó nêu một số câu hỏi gợi ý để dẫn dắt các em vào bài: Chúng ta biết “sắt” là một kim loại cứng không dễ gì mài một trong hai ngày
mà thành cái kim ngay được. Từ sắt làm ra cây kim là một quá trình công phu,
gian khổ. Nó đòi hỏi phải có một sự kiên trì, tốn bao công sức mồ hôi mới có
được. Cây kim ai cũng biết nó rất bé nhỏ nhưng tác dung của nó lại rất lớn, nó
là vật có ích để cho con người may vá quần áo. “Mài sắt” để “thành kim” chính
là điều nhân dân ta khuyên bảo mọi người phải có lòng kiên trì và tính siêng
năng. Câu tục ngữ đề cao đức tính siêng năng, kiên trì. Vậy siêng năng, kiên trì là như thế nào, siêng năng, kiên trì có ý nghĩa gì trong cuộc sống và học sinh cần rèn luyện đức tính này như thế nào? Hôm
nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 2: Siêng năng, kiên trì.
Như vậy, qua câu trả lời của học sinh, bằng sự khéo léo
của mình, tôi đã dẫn dắt học sinh vào bài mới một cách sinh động và thu hút. Đồng thời tôi cũng
bước đầu minh họa được những kiến thức trọng tâm của bài bằng những hình ảnh cụ thể giữa đời thường, giúp cho học sinh khắc sâu hơn.
Hoặc khi dạy bài 4: Lễ độ.
Trước tiên tôi đọc câu ca dao sau:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Sau đó tôi
đặt câu hỏi: Các em hãy cho biết ý nghĩa của câu ca dao này là gì?
Học sinh
sẽ trả lời được ngay rằng trong giao tiếp chúng ta không nên tiết kiệm lời nói
mà hãy khéo léo khi nói để không làm mất lòng người khác.
Sau đó tôi
giải thích thêm và dẫn dắt học sinh vào bài:
II. Sử dụng ca dao, tục ngữ
để khai thác kiến thức mới
Ca dao, tục ngữ là một loại hình văn hóa độc đáo của
người dân Việt Nam, là những sáng tác dân gian được truyền miệng, phổ biến rộng
rãi từ đời này qua đời khác, từ vùng này qua vùng khác. Nó thể hiện mọi mặt
của cuộc sống. Trong quá trình lao động lý trí của con người, cảm quan thẩm mỹ
được tôi luyện, thể hiện những kinh nghiệm về sản xuất, về thời tiết, về trồng
trọt, chăn nuôi, về đạo đức, lối sống... Những kiến thức trọng tâm trong bài
được minh họa bằng những câu ca khắc họa những hình ảnh cụ thể giữa đời thường
sẽ làm cho học sinh khắc sâu hơn. Trong dạy học kiến thức mới,
giáo viên phải sáng tạo trong phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích
cực, tự giác của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, tạo niềm tin
sự hứng khởi, thái độ tự tin trong học tập. Giáo viên có thể kết hợp nhiều
phương pháp khác nhau để tạo không khí hào hứng cho học sinh như giao nhiệm vụ
cho từng cá nhân hoặc kết hợp việc làm theo nhóm, tổ chức chơi trò chơi. Học
sinh thảo luận, chọn lựa sau đó phát biểu ý kiến của mình để khắc sâu nội dung
bài học.
Hoặc khi dạy bài 4 “ Lễ độ ”
Khi học
sinh đã nắm được khái niệm của đức tính lễ độ, tôi yêu cầu học sinh tìm một số
câu ca dao, tục ngữ nói về lễ độ. Các em sẽ dễ dàng tìm được một số câu như :
- Kính trên nhường dưới.
- Đi thưa, về gửi.
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Tiên học lễ, hậu học văn
Học sinh
tìm và yêu cầu các em giải thích ý nghĩa của những câu mà các em tìm được sau
đó tôi giải thích thêm. Như vậy những câu ca dao, tục ngữ mà các em vừa tìm
được sẽ giúp các em hiểu thêm được ý nghĩa của đức tính lễ độ. Nó là hành vi văn hóa, biểu hiện phẩm giá của
con người. Trước hết là tôn trọng người khác và chính là tôn trọng mình. Lễ độ
góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho con
người, làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng gắn bó và trân trọng, yêu
quý nhau. Những hành vi của lễ độ được biểu hiện ở lời ăn tiếng nói, các phép
tắc giao tiếp, cử chỉ, hành động của mình đối với người trên, bạn bè, người
dưới tuổi; với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo…Từ đó các em thấy được những hành
vi xấu ảnh hưởng tới lễ độ như nói tục, chửi thề, nói thiếu chủ ngữ.
Trong
những câu mà học sinh tìm được, tôi giải thích thêm cho các em. Ví dụ như câu “Tiên học
lễ, hậu học văn” tôi giải thích cho học sinh thấy mỗi người khi mới ra
đời phải đều phải học những bài học làm người, đó là học đạo đức, lễ nghĩa,
phép tắc, sau đó mới học văn hóa. Những lễ nghĩa, phép tắc đó chính là lễ phép,
lễ độ. Sống có như vậy con người mới nhận được sự yêu quý, kính trọng từ những
người xung quanh.
Như vậy,
với câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” tôi đã giúp học sinh thấy được ý nghĩa của lễ
độ đó là sống có lễ độ sẽ làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt
đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh, tiến bộ.
Để tạo không khí học tập vui vẻ, giúp học sinh biết liên
hệ ca dao, tục ngữ, thành ngữ tôi còn kết hợp với những đồ dùng dạy học.
Ví dụ khi dạy bài 6 “ Biết ơn”:
Khi
học sinh đã nắm được khái niệm thế nào là biết ơn, những biểu hiện lòng biết
ơn, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của lòng biết ơn
bằng cách sử dụng đồ dùng dạy học đó là
cây biết ơn. Trước hết tôi gắn “Cây biết ơn” lên bảng ( hình minh họa ở phụ
lục).
Trong
thời gian 1 phút, các em học sinh suy nghĩ sắp xếp các từ có sẵn trên quả của
cây thành 1 câu ca dao và 1 câu tục ngữ về lòng biết ơn. Hết thời gian trao đổi
tôiHết thời gian thH gọi 2 học sinh xung phong lên bảng ghi lại đúng câu
ca dao và tục ngữ đó.
- Câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”
2. Câu ca dao: “Gươm
vàng rớt xuống Hồ Tây
Ơn cha
cũng nặng, nghĩa thầy cũng sâu”
Từ
hình ảnh của đồ dùng, tôi đặt câu hỏi: “Hình ảnh cây trĩu đầy quả ngọt này còn
gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào về lòng biết ơn?”
Câu hỏi
này hơi khó nhưng các em khá giỏi hoàn toàn có thể trả lời được đó là câu “Ăn quả
nhớ kẻ trồng cây”.
Với những câu hỏi như
vậy, bên cạnh việc giải trí còn phát triển năng lực tư duy và trí thông minh
nên các em tham gia rất sôi nổi. Vì vậy, việc vận dụng ca dao,
tục ngữ kết hợp với sự hỗ trợ của một số đồ dùng dạy học đã thật sự nâng cao
hứng thú học tập cho học sinh. Nó tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào hoạt động học một cách tích cực,
chủ động nhằm làm sáng tỏ những kiến thức mới và vận dụng được kiến thức đã học
để giải quyết những tình huống trong cuộc sống.
Tiếp theo
tôi cho học sinh làm việc cá nhân tự tìm thêm một số câu khác và đã nhận được
sự tham gia rất nhiệt tình với các câu các em tìm được về lòng biết ơn thuộc
các lĩnh vực khác nhau đó là:
Biết ơn người có công với đất nước
Đền ơn đáp nghĩa (thành ngữ )
Biết ơn
người đã giúp đỡ mình
Ăn
quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà
trồng
Ăn cơm nhớ kẻ đâm, xay,
giần, sàng
Tục ngữ, ca dao xưa có nhiều bài rất
hay, rất sâu sắc nói về đạo đức, về cách ăn ở, cư xử của những người trong gia
đình, trong làng xóm và rộng hơn là trong một vùng, một nước. Nó rất gần gũi và
gắn bó với mỗi học sinh. Chính vì lẽ đó nên trong quá trình giảng dạy môn Giáo
dục công dân lớp 6 tôi sử dụng vào trong tiết dạy khiến học sinh nhanh chóng
nhận biết được các khái niệm của bài và ý nghĩa giáo dục của ca dao, tục ngữ.
Các em tiếp xúc bài học hứng thú hơn, giờ học sinh đông hơn.
III. Sử dụng, ca dao, tục ngữ
trong việc củng cố bài học
Ví dụ khi dạy bài 5 “Tôn Trọng Kỉ Luật”
Giáo viên chốt lại nội dung bài học,
nhấn mạnh tầm quan trọng của tính tôn trọng kỉ luật đối với mọi người, bất kể
là học sinh, người công dân, cán bộ, cơ quan, nhà máy, làng xóm đều có quy định
nội quy của mình. Nhờ có quy định kỉ luật mà cá nhân cảm thấy thanh thản, sáng
tạo trong công việc. Mỗi công dân, học sinh cần phải tôn trọng kỉ luật ở mọi
lúc, mọi nơi. Có như vậy thì gia đình, nhà trường và xã hội mới có nề nếp kỉ
cương. Chính vì vậy mà tục ngữ có câu :
- Đất có
lề , quê có thói
- Nước
có vua , chùa có bụt
- Giấy
rách phải gữi lấy lề.
Hoặc khi dạy bài 8 “ Sống chan hòa với mọi người”, tôi hệ
thống lại kiến thức của bài để các em tổng hợp được những điều cần nhớ về sống
chan hòa là sống vui vẻ, cởi mở, sẵn sàng tham gia các hoạt động chung có ích.
Từ đó chúng ta sẽ nhận được sự quý mến của người khác, góp phần xây dựng xã hội
tốt đẹp. Điều này được thể hiện qua một số câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau
cùng.
Hoặc:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Như vậy, không cần nhiều thời gian tôi đã giúp học sinh hiểu được muốn sống
chan hòa được với mọi người thì cần phải yêu thương lẫn nhau và các em rất hứng
thú bởi những câu ca dao này đã rất quen thuộc đối với mỗi học sinh. Hơn nữa nó
lại có giá trị giáo dục đạo đức rất cao đối với mỗi học sinh.
Ca dao, tục ngữ là một công cụ cô đọng trong trí nhớ của học sinh. Sự
hứng thú học tập của môn học còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều phương pháp
trong quá trình dạy học. Sưu tầm ca dao, tục ngữ tôi thấy cũng là một cách để
làm tăng thêm tính hiệu quả của việc học của học sinh.
D. TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ CỤ THỂ:
Bài 3
Tiết : 4
Tuần 4
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Biết:
+Thế nào là tiết kiệm?
- Hiểu:
+
Ý nghĩa của sống tiết kiệm.
+
Tích hợp GDBVMT: Tiết kiệm của cải vật chất và tài nguyên thiên nhiên là
góp phần giữ gìn, cải thiện môi trường.
2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Biết nhận
xét, đánh giá việc sử dụng đồ dùng sách vở, tiền của thời gian của bản thân
và người khác.
+ Biết đưa ra cách xử lí phù hợp thể hiện
tiết kiệm đồ dùng tiền bạc, thời gian công sức trong các tình huống .
-HS thực hiện thành thạo:
+
Biết sử dụng đồ dùng sách vở, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm.
+Biết sử dụng hợp lí tiết kiệm các loại tài nguyên là biết bảo vệ môi
trường.
3.Thái độ:
- Thói quen:
Ưa thích lối sống tiết kiệm không thích lối sống xa hoa, lãng phí
- Tính cách : Quí trọng, ủng hộ người sống tiết
kiệm, không đồng tình với biểu hiện xa hoa, lãng phí.
4. Năng lực, phẩm chất:
* Năng lực:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
* phẩm chất: Rèn thói quen trung thực, tự trọng, tiết
kiệm,,có tinh thần vượt khó khăn.
II. CHUẨN BỊ :
1.
Giáo viên:
* Phương pháp, kĩ thuật tổ chức dạy học: Phương pháp nêu
vấn đề; thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đáp ; sắm vai…
* Phương
tiện dạy học: Tranh ảnh, bảng nhóm.
2. Học sinh: Tranh ảnh, tục ngữ, ca dao về tiết
kiệm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. Hoạt động khởi động:
1. Khám phá:
Kiểm tra miệng :
-
Nêu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì? Đọc một câu ca dao hoặc tục ngữ
thể hiện tính siêng năng kiên trì và cho biết ý nghĩa của nó?
+ Siêng năng, kiên trì giúp con người
thành công trong công việc, trong cuộc sống
+ “ Có công mài sắt có ngày nên kim” ( Khuyên chúng ta khi làm một việc
gì dù có khó cứ kiên trì làm sẽ có ngày thành công)
- Cho biết truyện đọc của bài học hôm nay gồm mấy nhân vật? Kể tên những
nhân vật đó? (4 nhân vật: Thảo, mẹ Thảo, Hà, mẹ Hà)
2.
Kết nối:
Giới thiệu bài:
GV cho HS
đọc và nêu ý nghĩa câu ca dao:
“Tiết kiệm có sẵn đồng tiền
Phòng khi túng lỡ không phiền lụy
ai”
HS:Khuyên mọi người biết tiết kiệm, dành
dụm tiền phòng khi có chuyện xảy ra sẽ có mà xài, không phải vay mượn hoặc
phiền tới người khác…
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới.